Trang chủ Tin Du Lịch Cùng khám phá địa điểm chùa Bái Đính tại Ninh Bình

Cùng khám phá địa điểm chùa Bái Đính tại Ninh Bình

0
267

Đối với những du khách đam mê vẻ đẹp cổ kính và linh thiêng của những ngôi chùa cổ thì điểm du lịch chùa Bái Đính không còn gì xa lạ nữa. Cùng Du Lịch Việt khám phá ngay địa điểm tâm linh này nhé.

Thời gian thích hợp để đi du lịch chùa Bái Đính

 

Khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, thời điểm xuân sang cũng là lúc thích hợp nhất để đi du lịch Chùa Bái Đính. Đến với Chùa Bái Đính thời điểm này du khách cũng sẽ được tham gia vào những hoạt động của lễ hội. 

Mùa xuân là lúc muôn hoa đâm chồi nảy lộc, khách thập phương đổ về Chùa Bái Đính lễ phật đầu năm, cầu cho gia đình luôn hạnh phúc, mọi chuyện luôn được an nhiên. Chính vì vậy mà lượng du khách vào thời gian này vô cùng đông, không khí trẩy hội rộn ràng náo nhiệt khiến lòng người cũng hân hoan.

 

Giới thiệu về quần thể khu du lịch chùa Bái Đính

 

 

 

Quần thể du lịch chùa Bái Đính là điểm đến du lịch được du khách tìm đến tham quan

Chùa Bái Đính tọa lạc tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Quần thể khu du lich Chua Bai Dinh gồm Chùa Bái Đính mới được xây dựng 2003 và Chùa Bái Đính cổ được xây dựng năm 1136, sau khi quần thể này được hoàn tất thì đã vinh dự được xác lập rất nhiều kỷ lục của Việt Nam và châu Á, tiêu biểu như khu hành lang với tượng La Hán dài nhất châu Á, tượng phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất châu Á… tính tới hiện nay thì đây là ngôi chùa có quy mô rộng nhất tại Việt Nam.

Với diện tích rộng hơn 1700 ha trong đó 80 ha là diện tích của khu Chua Bai Dinh mới và 27 ha là diện tích của khu Chùa Bái Đính cổ.

 

Khu Chùa Bái Đính Cổ

 

 

 

Khu chùa Bái Đính cổ luôn được du khách đặc biệt tìm đến

Khách đi du lịch Chùa Bái Đính đi từ khu điện Tam thế Chùa Bái Đính mới về phía Nam 800 m là sẽ đến khu Chùa Bái Đính cổ. Nơi đây được Lý Quốc sư Nguyễn Minh Không sáng lập. Theo người xưa kể lại, Quốc sư Nguyễn Minh Không trong một lần vào núi tìm thuốc chữa bệnh cho nhà vua Lý Thần Tông đã khám phá ra vẻ đẹp của nơi đây vì vậy đã cho xây dựng lên Chùa Bái Đính. Du khách du lịch Chùa Bái Đính cổ có thể đi đến một số địa điểm như hang Sáng, hang Tối, đền thờ thánh Nguyễn, đền thờ thần Cao Sơn và giếng Ngọc để tham quan và dâng hương.

Kiến trúc của Bái Đính cổ tự cũng giống như kiến trúc của bao ngôi chùa cổ tại Ninh Bình. Từ các bàn thờ Phật, thờ Mẫu của Chùa Bái Đính Cổ đều được đặt trong lòng những hang động tới những chạm khắc hoa văn tinh xảo cũng thể hiện không gian uy nghiêm thanh tịnh chốn cửa Phật.

Du khách du lịch Chùa Bái Đính đi qua 300 bậc đá, qua cổng Tam Quan ở lưng chừng núi, đi tiếp tới hết con dốc sẽ thấy một ngã ba, ba lối rẽ đó chính là ba hướng về phía đền thờ Thánh Nguyễn, hang Sáng và hang Tối. Những địa điểm này đều gắn liền với những câu chuyện từ xa xưa và vô cùng linh thiêng.

 

Tham quan giếng Ngọc

 

 

 

Tham quan giếng Ngọc vô cùng đặc biệt nằm giữa khu vườn chùa Bái Đính

Nằm gần chân núi Bái Đính chính là giếng Ngọc, theo người dân nơi đây kể lại thì đây chính là giếng nước mà Thiền sư Nguyễn Minh Không đã sử dụng để sắc thuốc chữa bệnh cho nhà vua và dân chính. Giếng Ngọc có hình mặt nguyệt với đường kính rộng 30 m và độ sâu 6 m, dòng nước tại nơi đây không bao giờ cạn.

Khách đi tour du lịch Chùa Bái Đính có thể ghé qua nơi đây, uống thử dòng nước mát trong của giếng Ngọc, vị thanh khiết của nước nhất định sẽ thấm được vào tâm hồn của từng du khách tới nơi đây.

 

Sự ra đời của đền thờ Thánh Nguyễn

 

 

 

Khung cảnh xung quanh đền thờ Thánh Nguyễn

Thiền sư Nguyễn Minh Không không chỉ là một nhà sư tài giỏi mà còn là một danh y vô cùng nổi tiếng, ông được người dân xưng tụng là thần y từ câu chuyện chữa được căn bệnh hóa hổ cho nhà vua Lý Thái Tông, cũng từ giai thoại này mà ông được nhà vua hết sức trọng dụng, trở thành vị cao tăng đứng đầu của triều đại nhà Lý. Hơn thế nữa thiền sư Nguyễn Minh Không còn là người đầu tiên, được coi như ông tổ của việc áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Nam và thuật châm cứu.

Nhờ công lao của ông mà nhà Vua và biết bao nhiêu người dân nghèo được chữa khỏi bệnh. Chính vì sự vĩ đại mà ông mang lại cho mọi người mà sau khi ông mất thì người dân đã lập đền thờ và tôn ông là Thánh, bày tỏ lòng cảm kích và sự biết ơn với một con người yêu nước thương dân.

 

Khu chùa Bái Đính mới

 

 

 

Điểm tham quan khu chùa Bái Đính mới

Khách đi du lịch Chùa Bái Đính cũng đừng quên ghé qua thăm khu Chùa Bái Đính mới, nơi đây được thiết kế với những mái vòm cong vút và những cây cột đình to lớn, nhìn diện mạo thôi cũng thấy được sự tôn nghiêm của nhà chùa.

Khu Chùa Bái Đính mới được xây lên cùng với nhiều hạng mục công trình quy mô lớn như điện Tam thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, tháp chuông… Chính nhờ khu Chùa Bái Đính mới này mà quần thể khu du lịch Bái Đính được mở rộng hơn rất nhiều và cũng trở nên cực kỳ ấn tượng đối với du khách thập phương du lịch chùa Bái Đính nữa.

Dạo quanh quần thể khu du lịch Chùa Bái Đính, du khách sẽ thấy tâm hồn mình được thư giãn, thanh tịnh hơn, mọi muộn phiền như được trút bỏ đằng sau nơi cửa Phật. Cùng đi du lịch Chùa Bái Đính dâng hương vãn cảnh chùa ngay nhé.